Thánh địa Mỹ Sơn – Di Sản Huyền Bí Của Vùng đất Quảng Nam Nhất định Nên đến ít Nhất Một Lần Trong đời

  Thánh địa Mỹ Sơn nằm ẩn mình sâu trong thung lũng với núi non trùng điệp bao quanh. Xa xưa, nơi đây từng là địa điểm dùng để cúng tế cũng như đặt các lăng mộ của các các vị vua Chăm Pa xưa. Là một quần thể kiến trúc nổi tiếng nhất của người Chăm ở Việt Nam. Khu di tích Mỹ Sơn được xây dựng từ cuối thế kỷ IV đến thế kỷ XIII.

  • Địa chỉ: Duy Phú, Duy Xuyên, Quảng Nam.
  • Giá vé thánh địa Mỹ Sơn: Người ngoại quốc: 150.000 VNĐ; Người Việt Nam: 100.000 VNĐ.
  • Thời gian mở cửa: 6h30 - 17h30 từ thứ 2 - chủ nhật.
Đôi nét Thánh địa Mỹ Sơn:
  Thánh địa Mỹ Sơn thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 69 km và gần thành cổ Trà Kiệu, bao gồm nhiều đền đài Chăm Pa, trong một thung lũng đường kính khoảng 2 km, bao quanh bởi đồi núi. Đây từng là nơi tổ chức cúng tế của vương triều Chăm Pa. Thánh địa Mỹ Sơn được coi là một trong những trung tâm đền đài chính của Ấn Độ giáo ở khu vực Đông Nam Á và là di sản duy nhất của thể loại này tại Việt Nam.
  Mỹ Sơn có lẽ được bắt đầu xây dựng vào thế kỷ IV. Trong nhiều thế kỷ, Thánh địa này được bổ sung thêm các ngọn tháp lớn nhỏ và đã trở thành khu di tích chính của văn hóa Chămpa tại Việt Nam. Ngoài chức năng hành lễ, giúp các vương triều tiếp cận với các Thánh thần, Mỹ Sơn còn là trung tâm văn hóa và tín ngưỡng của các triều đại Chămpa và là nơi chôn cất các vị vua, thầy tu nhiều quyền lực.
Kiến trúc thánh địa Mỹ Sơn với thiết kế độc đáo, tinh xảo
  Trải qua thời gian, khu di tích cũng bị tàn phá một phần bởi các cuộc rải bom của quân đội Mỹ trút xuống Việt Nam. Tuy vậy, nơi đây vẫn còn rất nhiều tòa tháp nguyên vẹn cùng lối kiến trúc độc đáo hấp dẫn du khách. Thánh địa Mỹ Sơn được ví như những tòa tháp cổ của vương triều Champa, nơi đây mang đậm đà bản sắc tôn giáo Chăm Pa khoác lên mình một vẻ đẹp của một nền văn minh đã lụi tàn.
  Các công trình tháp cổ ở Mỹ Sơn mang đậm dấu ấn văn hóa bản sắc tín ngưỡng Ấn Độ. Kiến trúc độc đáo của khu tháp cổ nơi đây chứa đựng nhiều giá trị văn hóa và thẩm mỹ cao, phản ánh sinh động quá trình phát triển của lịch sử văn hóa Chăm Pa trong lịch sử văn hóa Đông Nam Á. Đến với di tích Mỹ Sơn du khách sẽ được tưởng tượng về cuộc sống cũng như nét văn hóa của người Chăm Pa xưa. Tận mắt chứng kiến những công trình kiến trúc tôn giáo vĩ đại, nền văn minh sáng chói của người Chăm Pa để lại cho thế hệ sau này thông qua những tác phẩm điêu khắc kỹ xảo nhờ đó mà chúng ta mới có được khu di tích Mỹ Sơn đầy tự hào như ngày hôm nay.
  Nhiều tháp có kiến trúc rất đẹp với hình những vị thần được trang trí với nhiều loại hoa văn. Phần lớn những kiến trúc này hiện nay đã bị suy tàn, nhưng đây đó vẫn còn sót lại những mảng điêu khắc mang dấu ấn hoàng kim của các triều đại Chăm Pa huyền thoại. Những đền thờ chính ở Mỹ Sơn thờ một bộ linga hoặc hình tượng của thần Shiva - thần bảo hộ của các triều vua Chăm Pa. Những người cầu nguyện thời trước thường đi vòng quanh tháp theo chiều kim đồng hồ trên một lối nhỏ.
Trải nghiệm con đường cổ rộng tới 8m độc đáo
  Đây là con đường cổ dẫn tới di sản thánh địa Mỹ Sơn được phát hiện bởi một chuyên gia người Ấn Độ trong quá trình tham gia trùng tu và phục chế lại các ngọn tháp trung tâm nằm trong lõi khu du sản. Con đường cổ có chiều rộng tới 8m, với 2 bờ tường song song nhau, độ sâu 1m bị chôn vùi trong lòng đất.
Thời gian nào du lịch Thánh Địa Mỹ Sơn
  Thánh địa Mỹ Sơn là một di tích đền đài cổ đại nằm tít ở rừng sâu, đường vào bên trong khu di tích chủ yếu là đất bùn, có những đoạn quanh co không phải dễ dàng đến đây. Đặc biệt, vào mùa mưa hầu như các tuyến đường đi vào bên trong khu tháp cổ đều bị sình lầy, ẩm ướt, trơn trượt rất khó để mà di chuyển. Và khoảng thời gian lý tưởng để khám phá Thánh địa Mỹ Sơn thường là từ tháng 2 đến tháng 4, vì đây là thời điểm sau Tết nên nắng không quá gắt và thời tiết mát mẻ dễ chịu, chụp hình cũng rõ nét và lung linh hơn nhiều.