Bình Phước Có 1 Ngôi Chùa Cao Nhất Đông Nam Á Nơi Bạn Không Thể Bỏ Qua!!!

NGÔI CHÙA PHẬT QUỐC VẠN THÀNH
  Được biết đến là chùa có bức Tượng Phật ngồi cao nhất Bình Phước à nhất Đông Nam Á,nổi bật với kiến trúc độc đáo, vừa mang nét cổ kính vừa mang điểm nhấn lạ lùng. Cách Sài Gòn chỉ 100km, được thiết kế theo Phật giáo Việt Nam và văn hóa Nhật Bản. Đây là điểm đến dành cho những ai yêu thích sự thanh tịnh,tâm linh và khám phá Phật Giáo, hơn nữa ngôi chùa cũng có nhiều góc check-in chụp hình cực độc đáo, như bức tượng Phật ngồi cao khổng lồ nằm giữa vùng thiên nhiên xanh rộng lớn
  Hãy cùng chúng tôi khám phá ngôi chùa mà hầu hết người dân ở Bình Phước đều đến đây để cầu bình an vào dịp lễ tết năm mới nhé!!
Chùa Phật Quốc Vạn Thành ở đâu??
  Ngôi chùa này nằm ở Hồ Chà Là (Đập Sơn Nhì) Chơn Thành, Bình Long, Bình Phước là 1 trong những điểm tâm linh ở Bình Phước vừa độc đáo vừa linh thiêng cho dịp Tết. Nơi đây cũng có ngôi chùa cực kỳ nổi tiếng là chùa Đức Hạnh - giữ 2 kỷ lục tại Việt Nam.
  Ngôi chùa được xây dựng từ đầu năm 2017, sau 4 năm mới hoàn thành phần chính điện và tượng Phật Thích Ca Mâu Ni. Ngoài độ cao 73m, bức tượng còn có điểm độc đáo là nằm trên mái của chùa Phật Quốc Vạn Thành tạo nên một tổng thể vô cùng uy nghi. Riêng tượng Phật được xây dựng trên diện tích 8.100m2.
Kiến trúc độc đáo của chùa:
  Chùa Phật Quốc Vạn Thành là khu liên hợp rộng 117.726m2. Khu tổ hợp bao gồm 24 hạng mục lớn với diện tích rộng hơn 3.000m2 cho mỗi khu vực. Riêng tượng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni được xây dựng trên diện tích 8.100m2. Bên cạnh đó, gia đình phật tử Minh Đức, Diệu Phước đã hoan hỉ phát tâm cúng dường tịnh tài xây dựng toàn bộ phật đài bổn sư Thích Ca Mâu Ni.
  Nét kiến trúc độc đáo của Phật Quốc Vạn Thành bắt đầu từ phần cổng chùa là cổng tam quan, thiết kế 5 cửa và hai cửa ngoài là cửa giả. Phía trước có hai bức tượng thần hộ vệ gác cổng được làm tăng thêm sự trang nghiêm của cổng chùa. Cổng chùa gồm 3 lối đi với cửa chính giữa lớn và hai cửa nhỏ có kích thước bằng nhau.
  Ở lối chính giữa được xây nhô cao so với 2 lối đi còn lại, vách cổng xây gạch và phủ lớp sơn trắng và tạc nổi những hoa văn cầu kỳ, tinh xảo, phần trán cổng cao và rộng, để bên trên nổi bật cuốn chiếu thư đắp nổi mềm mại.
  Nét đặc biệt trong thiết kế chùa Phật Quốc Vạn Thành chính là thiết kế cổng theo phong cách mái Nhật. Chóp mái hơi thẳng đứng, dần dần mới thoải xuống và uốn cong ở đỉnh với độ cong vừa phải và không có hoa văn hình rồng trên mái như trong kiến trúc đình chùa Việt Nam. Mái chùa khá rộng và hơi dốc xuống phía dưới để nước mưa có thể thoát một cách dễ dàng. Đối với người Nhật, mùa đông thường có tuyết rơi, thiết kế mái chùa như vậy tuyết sẽ theo mái dốc rơi xuống đất, không gây nặng nề cho chùa.
  Tháp chùa Phật Quốc Vạn Thành gồm có 3 tầng tháp rất đồ sộ. Thân của tháp chùa được thiết kế xây dựng theo hình vuông. Thiết kế tháp chùa có phần thân ở tầng 1 là lớn nhất, càng lên cao thân tháp càng nhỏ dần. Ngọn tháp vươn cao và có các chi tiết chạm khắc một cách sắc sảo.
  Mái tháp được lợp ngói đỏ cổ kính. Khung mái được làm từ gỗ chắc chắn. Kết cấu gỗ chồng rường dưới mái ảnh hưởng của kiến trúc Trung Quốc và Nhật Bản. Tuy nhiên, chúng không chụm lại với nhau mà cách đều nhau như mái chèo của một con thuyền. Kiến trúc sư Nam Cường thiết kế tháp chùa có mái khá rộng để có thể che mưa nắng, tránh ảnh hưởng của thời tiết đến không gian thờ Phật ở bên trong.
  Độ cong của mái vẫn in đậm kiến trúc đình chùa của người Việt với phần cong ở góc mái và ở giữa dốc đều. Đầu góc mái là hình rồng cùng vân mây được chạm khắc một cách tinh xảo, mềm mại và uyển chuyển nhưng vẫn toát lên được sự uy nghiêm vốn có của một ngôi chùa.
  Tượng phật di lặc cao cao 30m và đặt trên một mái bê tông cao 15m vô cùng chắc chắn để có thể đỡ được bức tượng nặng đến 1000 tấn.
  Đây là điểm đến dành cho những ai yêu thích sự thanh tịnh, tâm linh và khám phá Phật Giáo, hơn nữa ngôi chùa cũng có nhiều góc check-in chụp hình cực độc đáo. Mặt tượng hướng về hồ Chà là, trong quần thể rộng tới 12 hecta, đây là điểm đến tham quan du lịch không thể bỏ qua.
  Ngôi chùa được thi công trong khoảng 2 đến năm 2020 thì chùa khánh thành. Hiện nay,vẫn còn một vài hạng mục đang được sửa chữa xây dựng để đi vào hoàn thiện, tuy nhiên vẫn có thể vào chùa vãn cảnh, tham quan và cầu nguyện.
Nguồn: Sưu tầm, internet