Mỗi năm lại là một hành trình về với chùa Bút Tháp (Bắc Ninh) để cầu may, xin tài lộc. Chùa Bút Tháp còn được biết với tên Ninh Phúc Tự - mệnh danh là cổ tự đẹp và trân quý bậc nhất. Với nét kiến trúc đáo đáo và giữ nguyên giá trị thẩm mỹ thời đại, chùa Bút Tháp là điểm du lịch tâm linh nổi tiếng nhất xứ Kinh Bắc. Tới chùa Bút Tháp chẳng cần tháp lễ quá lớn, chỉ cần lòng thành. Cầu may, xin tài lộc, gia đạo yên ấm!
Đôi nét về chùa Bút Tháp linh thiêng
- Địa chỉ: Thôn Bút Tháp, xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh
Chùa Bút Tháp còn được biết với tên Ninh Phúc Tự - được mệnh danh là cổ tự đẹp và trân quý bậc nhất. Được xây dựng từ thế kỷ 14 và diện tích lên tới 10.000 mét vuông. Với nét kiến trúc đáo đáo và giữ nguyên giá trị thẩm mỹ thời đại, chùa Bút Tháp là điểm du lịch tâm linh nổi tiếng nhất xứ Kinh Bắc.
Đặc biệt, sở dĩ chùa Bút Tháp trân quý đến thế vì nơi đây đang lưu giữ bốn nhóm bảo vật quốc gia. Bao gồm tượng: Phật bà Quan âm nghìn mắt nghìn tay, Tam Thế, Cửu phẩm liên hoa, Hương án. Các bức tượng này đều được chế tác tỉ mỉ và công phu từ thế kỷ XVII bằng chất liệu gỗ quý giá.
Vùng đất này có vẻ đẹp và yên bình đến kỳ lạ với không gian hòa mình với thiên nhiên xanh mát. Chùa Bút Tháp đã tồn tại hàng trăm năm và ngắm nhìn niên đại thăng trầm trôi qua.
Nét lịch sử thăng trầm của chùa Bút Tháp
Chưa có một tài liệu chính xác nào nói về khoảng thời gian chùa Bút Tháp ra đời. Chỉ biết rằng vào thế kỷ 13 - 14, có một vị trạng nguyên Lý Đạo Tái về quê ở ẩn tại ngôi chùa này. Nên người ta lấy luôn đây là dấu mốc cho sự ra đời của ngôi chùa này.
So với ngôi chùa nguyên bản, chùa Bút Tháp hiện nay cũng đã thay đổi nhiều. Ví như trước đây vào thời vua Trần Thánh Tông, chùa Bút Tháp có một tòa tháp bông sen cao đến chín tầng. Nhưng hiện nay thì tòa tháp này không còn nữa.
Chùa Bút Tháp - trụ cột của nền Phật giáo nước nhà, phát triển nhất vào thế kỷ XVII. Khoảng thời gian này, Hòa Thượng Chuyết Chuyết - một vị sư thầy nổi tiếng Trung Hoa đã tới đây trụ trì đến cuối đời. Những đóng góp của ông với chùa Bút Tháp vô lượng vô cùng. Có những thời kỳ nhất định, chùa biến mất hoàn toàn trên bản đồ tổ đình Việt Nam, không được ghi chép bằng thiền văn nào.
Với những giá trị nghệ thuật, văn hoá và lịch sử, chùa Bút Tháp được Bộ Văn hoá Thông tin Việt Nam công nhận là Di sản cấp Quốc gia cần được bảo vệ và phát triển năm 1962.
Nét kiến trúc nổi bật của cổ tự Bút Tháp
Chùa nằm giữa một không gian rộng lớn bên bờ sông Đuống thơ mộng. Xét về phong thuỷ, hướng chùa về phía Nam được mệnh danh là hướng thiên nhãn, trí tuệ, an mẻ, an cư. Chùa Bút Tháp bao gồm ba dãy nhà: tiền đường - đại sảnh, thiên hương - nơi hoạt động chung của Phật tử, thượng điện - nơi dành cho thần linh, tín ngưỡng. Chùa Bút Tháp được làm bằng gỗ quý với phần bệ đá cẩm thạch vững chãi. Trên tòa Thích Thiện Am có 12 bức vẽ, dọc theo chân tháp Báo Nghiêm có tới 13 bức.
Sau Phật điện có nhiều bức tượng trân quý, kể đến hai bức tượng: bức tượng chân dung của Hoàng hậu nhà Lê - Trịnh Thị Ngọc Trúc, bức tượng công chúa Ngọc Duyên. Trong phủ có nhiều đài sen tọa thiền của Đức Phật cầu an. Nơi đây lưu giữ khá nhiều cổ vật như: án giao, bia đá, văn thư, kinh thánh và hơn 70 bức tượng quý.
Đã du lịch chùa Bút Tháp, đừng quên check-in với tháp Báo Nghiêm nổi tiếng linh thiêng. Tòa tháp cao hơn 13 mét với năm tầng lầu và một thượng đỉnh. Tòa tháp này là nơi thờ hòa thượng Chuyết Chuyết - người có công lớn đưa chùa Bút Tháp thành thần đường Phật giáo như hiện nay.