Ngôi chùa này nổi tiếng với cảnh quan non nước hữu tình. Chùa Thầy được xây dựng vào thời Lý Nhân Tông (1072 - 1127) còn là nơi lưu dấu tu hành của một vị cao tăng - thiền sư Từ Đạo Hạnh. Dưới hang Cắc Cớ - cụm chùa Thầy có một ban thờ Cậu Bé. Tượng có một mỏm nhỏ, gọi là tim tượng. Ai đến đó, nam tay trái, nữ tay phải, xoa tay ba vòng sẽ tìm được người thương. Ai đã có người yêu hay gia đình thì xoa hai tay vào tim tượng để tình duyên bền lâu. Vợ chồng nào hiếm muộn đến đó xoa đầu cậu để xin có con. Đến lễ cậu, nhớ chuẩn bị 3 điếu thuốc, lá trầu quả cau, hương nến và bánh kẹo.
Đôi nét về chùa Thầy - Quốc Oai
Chùa Thầy, còn gọi là chùa Cả - cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 25 cây số. Chùa được xây dựng từ thời vua Lý Nhân Tông (1072 - 1127) và lưu dấu tu hành của thiền sư Từ Đạo Hạnh. Chùa thầy nằm dưới chân núi Sài Sơn, xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội.
Hướng dẫn đường đi tới chùa Thầy
Bạn chạy xe dọc theo Đại lộ Thăng Long khoảng 16 cây số. Khi tới cầu vượt Sài Sơn, rẻ phải, đi tiếp khoảng 1 cây là tới.
Nếu đi xe buýt, bạn khởi hành từ bến xe Mỹ Đình để bắt tuyến 73 là tới. Trung bình có khoảng 6 - 10 chuyến trong một ngày.
Giá vé tham quan chùa Thầy khoảng 10k/vé, trông xe 10k/xe máy, 30k/ô tô.
Lịch sử chùa Thầy
Ngôi chùa này được xây dựng từ thời nhà Lý, gắn liền với cuộc đời của thiền sư Từ Đạo Hạnh. Ban đầu nơi đây chỉ là một am nhỏ Hương Hải Am. Sau đó, nơi đây được vua Lý Nhân Tông xây dựng lại gồm 2 cụm chùa là chùa Cao trên núi và chùa Dưới. Còn có tên gọi khác là Đỉnh Sơn Tự và Thiên Phúc Tự.
Ngay khi tới đây, bạn sẽ không khỏi ngỡ ngàng vì phong cảnh sơn thủy hữu tình nơi đây. Chùa được xây theo lối kiến trúc nhà Lý, trên nền đá hộc xanh cao. Chùa Thầy bao gồm 3 tòa chính. Tòa ngoài là nơi cúng bái, giảng đạo - được gọi là chùa Hạ. Tòa tiếp theo để thờ Tam Bảo - gọi là chùa Trung. Tòa trong cùng là nơi tọa lạc của ba pho tượng chuyển kiếp của thiền sư Từ Đạo Hạnh - gọi là chùa Thượng. Đặc biệt, từ đây còn có những đền thờ và gác chuông nằm trên đường lên núi.
Thủy đình chùa Thầy
Đặc biệt, trước sân chùa Thầy có một tòa Thủy Đình nổi lên như một bông sen trên mặt nước. Cùng với lối kiến trúc thời Lý cùng mái đình cong cong, uyển chuyển. Và cứ mỗi khi vào mùa, cây gạo cổ thụ trước sân chùa lại đơm hoa nở đỏ rực.
Hang Cắc Cớ
Hang động này linh thiêng và huyền bí vô cùng. Để tới hang, bạn sẽ phải leo qua một đoạn đường với những khối đá gập ghềnh, hang sâu và tối. Dưới hang Cắc Cớ - cụm chùa Thầy có một ban thờ Cậu Bé. Tượng có một mỏm nhỏ, gọi là tim tượng. Ai đến đó, nam tay trái, nữ tay phải, xoa tay ba vòng sẽ tìm được người thương. Ai đã có người yêu hay gia đình thì xoa hai tay vào tim tượng để tình duyên bền lâu. Vợ chồng nào hiếm muộn đến đó xoa đầu cậu để xin có con. Đến lễ cậu, nhớ chuẩn bị 3 điếu thuốc, lá trầu quả cau, hương nến và bánh kẹo.
Lễ hội chùa Thầy - Quốc Oai
Cứ mỗi mùng 5 đến mùng 8 tháng 3 âm lịch hàng năm, lễ hội chùa Thầy diễn ra với nhiều hoạt động. Lễ hội có phần nghi lễ và các chương trình diễn xướng dân gian. Một số các nghi lễ như, nghi lễ mộc dục, lễ phục nghinh bài vị - lễ cúng yên vị, lễ tế và lễ rước. Ngoài ra, còn các hoạt động như, đấu vật, múa rối nước, các trò chơi dân gian độc đáo…