Chùa Bửu Long là điểm du lịch Sài Gòn dành cho những tín đồ du lịch tâm linh. Ngôi chùa này được mệnh danh là “Chùa Thái Lan” vì kiến trúc lộng lẫy như một tòa lâu đài. Tới đây, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng sự nguy nga của chùa mà đây là một ngôi chùa linh thiêng tại Sài Gòn. Hàng năm, có rất nhiều phật từ hành hương về ngôi chùa này để cầu bình an. Đừng quên “sống ảo” với background cực mê của chùa Bửu Long đấy nhé.
Đôi nét về Chùa Bửu Long
Chùa Bửu Long được xây vào năm 1942, còn được biết đến với một tên khác là Thiền viện Tổ Đình Bửu Long. Sau đó được trùng tu từ năm 2007 - 2011. Hằn dấu vết thời gian nhưng Bửu Long vẫn giữ được nét kiến trúc nguyên bản của nó, bao gồm: khuôn viên, chánh điện, trai đường, tăng xá, am thất.
Ngôi chùa thường được mệnh danh là “chùa Thái Lan” hay “chùa Nhật Bản” vì có đôi nét tương đồng. Nhưng thầy Viên Minh khẳng định rằng chùa Bửu Minh được xây dựa trên lối kiến trúc Phật giáo nguyên thủy và những màu sắc đặc trưng của người Việt cổ.
Nơi đây có kiến trúc độc đáo nổi bật với sự nguy nga, tráng lệ. Ngôi chùa này là nơi thăm quan cũng như hành hương của người dân nơi đây và du khách. Ngôi chùa này còn được tạp chí National Geographic danh tiếng bình chọn là “một trong 10 công trình Phật Giáo có thiết kế đẹp nhất thế giới.
- Địa chỉ: 81 Nguyễn Xiển, P. Long Bình, Q.9
Chùa Bửu Long với nét kiến trúc độc nhất
Bỏ lại chốn đô hội, ồn ào và vội vã, ta tìm bình yên với chùa Bửu Long thanh tịnh lòng người. Đến đây, bạn như được hòa vào không gian thiên nhiên thinh lặng, được phủ bởi không khí dễ chịu và cây cối hoa lá mát mẻ.
Chính giữa khuôn viên là một hồ nước lớn xanh biếc, được bao quanh bởi tường thành được chạm trổ một cách tinh tế. Hai bên đường là hàng cây xanh tươi, mang đến không khí mát mẻ cho cả chùa Bửu Long.
Đừng quên check-in với tháp Gotama Cetiya
Tới đây, ai ai cũng bị thu hút bởi chiếc tháp Gotama Cetiya cao đến 56m, được mệnh danh là ngọn bảo tháp lớn nhất ở Việt Nam. Toàn bộ tháp có màu trắng trông uy nghi và không kém phần “ăn ảnh” cho team mê sống ảo. Trên đỉnh tháp là một chiếc chuông gió, mỗi lần có cơn gió là tiếng chuông lại ngân vang trong vắt. Khi tới đây, người ta không khỏi trầm trồ vì độ đẹp và xịn của chùa.
Tách biệt với thế giới ồn ào, ta tới chùa tìm bình yên…
Nằm giữa lòng Sài Gòn xô bồ, hoa lệ nhưng chùa Bửu Long chưa bao giờ mất đi sự bình yên của mình. Chùa luôn mang trong mình một nét đẹp bình yên đến lạ lùng, mà có thể người ta sẽ nghiện sự bình yên ấy mất thôi. Khi tới đây mọi người như được trút bỏ mọi ưu phiền và mệt mỏi của cuộc sống và hòa mình với thiên nhiên tươi đẹp. Vì vậy chùa Bửu Long luôn là điểm đến thân quen để lễ Phật của người dân nơi đây và các du khách.
Khi tới đây du khách chẳng cần mang theo điều gì, người ta bảo có lòng thành là đủ. Phật ở trong tâm, nên nơi đây được mệnh danh là ngôi chùa không nhang khói của Sài Gòn. Đừng quên check-in những kiểu ảnh cực xinh mỗi ngôi chùa cực hot này nha. Và hãy mang lòng thành cầu xin bình an cho gia đình, may mắn, cầu mong gia đạo yên ấm.
Một số lưu ý khi đến chốn linh thiêng - chùa Bửu Long
Ăn mặc lịch sự, nên mặc quần dài váy dài. Tránh mặc quần áo quá ngắn sẽ gây phản cảm và không tôn kính tại nơi linh thiêng.
Khi muốn lên tháp thì phải bỏ dép. Bên cạnh chùa có chỗ để tư trang cho khách tham quan.
Hạn chế tối đa việc chụp ảnh, quay phim phía trong chùa. Đi nhẹ, nói khẽ, cười duyên để tránh làm phiền người khác trong lúc lễ Phật.
Ăn gì gần chùa Bửu Long
- Cơm tấm Sài Gòn
Đây là một trong những món ăn được ưa chuộng nhất của người Sài Gòn. Sở dĩ có tên như vậy, món này được nấu bằng loại cơm tấm, hạt gạo bể nên nấu lên sẽ khác so với loại gạo khác. Vì độ “quốc dân” cực cao, nên đài truyền hình Hàn Quốc đã quay riêng một video về món cơm tấm Sài Gòn.
- Hủ tiếu Nam Vang
Món hủ tiếu Nam Vang là món đặc trưng của người Sài Gòn, với sợi hủ tiếu thân quen và chế thêm tôm, cá thơm ngon. Khác với món hủ tiếu truyền thống chỉ dùng xương bò, thịt thì hủ tiếu Nam Vang đặc biệt còn cho thêm thịt băm nhỏ. Sợi hủ tiếu dai dai, mùi thơm kích thích của lòng heo nấu thêm giá và hẹ
- Bún bò chay
- Bún riêu chay
- Bánh xèo
- Mì Quảng
- Bánh canh ghẹ