Đền Bà Chúa Kho là một điểm du lịch tâm linh Bắc Ninh quen thuộc với giới kinh doanh. Không ai là không biết cứ đến lễ Tết hay Rằm sẽ đến đây chiêm bái, thắp hương cầu tài lộc. Người ta bảo có vay có trả, vay mượn thánh thần thì bày tỏ biết ơn bằng cách mang lễ hậu hĩnh đến tạ thánh. Nếu muốn công việc thuận lợi và tiền bạc dồi dào, đừng quên đi lễ Đền Bà Chúa Kho linh thiêng.
Giới thiệu về Đền Bà Chúa Kho (Bắc Ninh) linh thiêng
Đền Bà Chúa Kho tọa lạc ở lưng chừng ngọn núi Kho, địa phận khu Cổ Mễ, phường Vũ Ninh, thành phố Bắc Ninh. Đền thờ Bà Chúa Kho - khi ấy còn gọi là công chúa Thanh Bình. Nơi đây là một điểm du lịch tâm linh quen thuộc, đặc biệt với giới kinh doanh. Không ai là không biết cứ đến lễ Tết hay Rằm sẽ đến đây chiêm bái, thắp hương cầu tài lộc.
Nơi đây không chỉ là một điểm du lịch tâm linh, mà còn có giá trị lịch sử trong quần thể di tích khu Cổ Mễ gồm Đình - Chùa - Đền.
Sự tích Bà Chúa Kho
Xa xưa, từ thời Hùng Vương khi giặc phương Bắc kéo quân sang xâm lược. Thế giặt hùng mạnh lại có nội ứng nên cuộc chiến khó khăn kéo dài. Khi ấy nhà vua đã giao công việc thủ kho, trông giữ kho lương và binh sách cho công chúa Thanh Bình - sau này người ta gọi là Bà Chúa Kho. Công chúa vô cùng tháo vát, đê một phần lớn công lao cho sự chiến thắng của nước nhà vì thế người dân nơi đây lập đền thờ Bà Chúa Kho để ghi nhớ công ơn của bà.
Lại có một dị bản khác nói rằng bà chúa kho sinh ra vốn là con nhà nghèo. Sau này lấy vua nhà Lý (không rõ vua nào) và được vua giao giữ kho lương thảo.
Người dân nơi đây gắn liền bà với sự sung túc, với nhiều của cải và bảo vệ lương thực. Cho nên mỗi dịp xuân sang hay Rằm, người người đều đến đây để xin tài lộc cho năm mới.
Những nghi lễ cần biết khi tới Đền Bà Chúa Kho xin tài lộc
Khi tới đền để xin tài lộc, không phải ai cũng biết những nghi thức được gọi là “vay vốn” Bà Chúa Kho. Xin tài lộc tiền bạc có thể đến nhưng có giữ lại được hay không lại phụ thuộc vào chữ “Tín” của gia chủ với bà.
Theo quản lý của ngôi đền này, việc vay bao nhiêu hay trả tùy tâm thế nào là phụ thuộc từng người. Nhưng người đời nói rằng có vay có trả. Vậy nên làm ăn dù lãi hay lỗ thì nếu đã hứa với Bà Chúa Kho thì nhất định phải trả.
Như đã đề cập ở trên, việc xem lễ của từng người đến đây là tùy tâm, đa dạng. Các mâm lễ vật dâng lên đây có thể tùy loại, to nhỏ khác nhau. Nhưng điều quan trọng nhất chính là lòng thành của mỗi người.
Dâng lễ Bà Chúa Kho
- Lễ chay: Hương hoa, trà, phẩm oản… dùng để dâng Thánh Mẫu.
- Lễ mặn: thịt lợn, thịt gà hoặc đồ chay được làm theo hình thịt lợn, thịt gà như trên.
- Lễ đồ sống: tuyệt đối không sắp lễ đồ sống như trứng, gạo, muối, thịt ở các ban Quan Ngũ Hổ, Bạch Xà, Thanh Xà.
- Cỗ Sơn Trang: gồm các món chay. Lưu ý không dùng các loại cua, ốc, lươn, ớt, quả chanh…
- Lễ ban Cô, Cậu: thông thường có oản, hương hoa. Ngoài ra bạn có thể thêm gương, lược, đồ mã mô phỏng đồ chơi cho trẻ em. Những lễ vật này nên được đóng gói trong những túi đẹp mắt.
- Lễ thờ Thành Hoàng, Thư Điền: phải cúng đồ chay mới có phúc và linh ứng những lời cầu nguyện.
Hạ lễ dâng Đền Bà Chúa Kho (Bắc Ninh)
Sau khi dâng lễ và khấn, thì phải đợi hết một tuần nhang mới được hạ lễ. Thắp hương xong, hãy vái ba vái trước mỗi bàn thờ rồi mới hạ sớ và hoá vàng. Sau đó mang lễ từ ban ngoài cùng vào ban chính. Các đồ lễ ở bàn thờ Cô, Cậu như gương, lược… thì để nguyên trên bàn thờ chứ tuyệt nhiên không được đem về.
Lưu ý khi tới chốn linh thiêng
Vì đây là chốn linh thiêng, nên cần ăn mặc kín đáo, váy dài qua đầu gối. Tốt nhất là mặc quần áo gọn ghẽ, lịch sự, tránh xảy ra những điều thất kính với bề trên.
Đi nhẹ, nói khẽ, cười duyên. Đây là nơi thanh tịnh nên ăn nói cũng nên giữ ý và nhẹ nhàng.
Có thể mọi người không biết khi vào tham quan thì phải đi theo đúng quy củ. Khi từ cổng Tam Quan vào chùa thì nên đi VÀO cửa bên phải và đi RA bằng cửa bên trái. Cửa giữa chỉ dành cho bậc cao tăng, khoa bà hay Thiên Tử đi mà thôi.
Một lòng hướng Phật, bước vào cửa chùa phải rũ sạch mọi tư thù, tạp niệm, một lòng hướng về 10 phương Chư Phật.