Chùa Dâu được ghi nhận là một trong những ngôi chùa lớn tuổi nhất Việt Nam, nên tới hơn 1800 tuổi. Nơi đây từng là trung tâm thành Luy Lâu cổ từ xa xưa. Chùa Dâu - trung tâm Phật giáo cổ của Việt Nam trải qua sự bào mòn của thời gian và chiến tranh nên đã phải tu sửa lại rất nhiều. Vào 08 - 09/04 AL hàng năm, nơi đây có Lễ hội Chùa Dâu với quy mô cực lớn. Đừng quên tham quan chùa Dâu và cầu sức khỏe cho bản thân và gia đình nha.
Đôi nét giới thiệu về Chùa Dâu linh thiêng
- Địa chỉ: Xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh
Chùa Dâu được ghi nhận là một trong những ngôi chùa lớn tuổi nhất Việt Nam, lên tới 1800 tuổi. Chùa được biết đến với nhiều tên gọi: Diên Ứng Tự, Pháp Vân Tự, Thiền Đình Tự, Cổ Châu Tự.
Chùa tọa lạc ngay trung tâm của khu vực văn hoá Bắc Ninh - quận Giao Chỉ nghìn năm về trước. Nơi đây từng là trung tâm thành Luy Lâu cổ xưa - cái nôi cho sự khởi nguồn của sự phát triển Phật giáo.
Áng lịch sử hàng trăm nghìn năm của Chùa Dâu
Chùa Dâu đã được công nhận với kỷ lục “ngôi chùa cổ xưa nhất Việt Nam với số tuổi hơn 1800” và nhiều điểm thú vị mà ít ai biết. Ngôi chùa này được xây dựng từ năm 187 đến 226, tức là đã mất tới 39 năm để hoàn thành. Người ta đều công nhận cổ tự này là tổ đình của Phật giáo Việt Nam.
Các chuyên gia sử học phát hiện chùa là nơi giao thoa giữa nhiều nền Phật giáo khác nhau lúc bấy giờ. Rõ rệt nhất là nét kiến trúc Ấn Độ và điểm xuyết chút kiến trúc Phật giáo Trung Hoa. Điều này cũng chứng minh rằng, đã từ lâu Chùa Dâu đã trở thành trung tâm giao lưu đạo Phật trong nước và nước ngoài.
Trải qua hàng thiên niên kỷ với nhiều thăng trầm và bào mòn thời gian, chùa Dâu bị hư hại khá nhiều. Vì vậy chùa đã được tu sửa và sửa chữa khá nhiều. Mặc dù đã có đôi chút khác biệt so với nguyên bản cổ tự nhưng những giá trị cốt lõi vẫn còn đó với những sự tích huyền bí, linh thiêng về Phật mẫu Man Nương. Sự biến chuyển của thời đại vẫn luôn được cố gắng gìn giữ và lan tỏa cho thế hệ sau.
Kiến trúc của Chùa Dâu (Bắc Ninh)
Chùa Dâu cổ xưa với nét kiến trúc độc đáo ngày càng hấp dẫn với các Phật tử gần xa. Xây theo kiến trúc thời Hậu Lê, chùa gồm ba phần chính: thượng điện, tiền đường, thiêu hương.
Tiền đường này là nơi nghỉ chân, cũng như nơi đặt chân đầu tiên của Phật tử khi tới đây. Có thể kể đến bức tượng Hộ pháp tọa lạc - vị thần bảo vệ sự yên bình, thanh tịnh của cả ngôi chùa. Nơi đây cũng thờ tám vị Kim cương và nơi tọa lạc của Diêm Vương, Mạc Đĩnh Chi, Tam Châu Thái Tử, Cửu Long. Bố cục âm dương hài hòa cùng với sự bảo vệ của các ngài linh ứng.
Tiếp đó là khu thượng điện - nơi tọa lạc của tượng sứ giả hiện thân của tín ngưỡng và thần linh như: Kim Đồng Ngọc Nữ, Bà Dâu, Bà Đậu, Đức Ông… cùng với bài vị thông thiên. Nơi đây chính là nơi các Phật tử gần xa cầu an cầu may.
Thiêu hương chính là khu sân chính với khói hương nghi ngút - nơi thờ tự của người dân nơi đây. Đặc biệt, khách vãn lai nhất định ghé thăm tháp Hòa Phong - tọa độ thu hút hàng nghìn khách du lịch tham quan và chụp ảnh. Tháp gồm 9 tầng, cao hơn 17 mét với phần tường làm bằng gạch nung vững chãi. Phía trong tháp là bốn góc tiên đồng, nhiều cửa sổ và một quả chuông đồng “siêu to khổng lồ”!
Phía trước khuôn viên chùa có một con cừu đá - gắn liền với một tăng sư vào nước ta để truyền giảng Đạo phật. Ông lại vô tình lạc mất con cừu yêu quý cả mình. Con cừu lạc vào Chùa Dâu và được người dân chăm sóc tận tình.
Lễ hội thường niên tại Chùa Dâu
Vào 08 - 09/04 AL hàng năm, nơi đây có Lễ hội Chùa Dâu với quy mô cực lớn. Năm ngôi chùa lớn tại Bắc Ninh thờ cùng tổ chức và thờ các vị: Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện và Phật Mẫu Man Nương sẽ làm lễ rước. Nếu đã ghé qua đây, đừng quên tham quan chùa Dâu và cầu sức khỏe cho bản thân và gia đình nha.