Cao Bằng là tỉnh miền núi, biên giới nằm ở vùng Đông Bắc, phía Bắc và Đông Bắc giáp Quảng Tây (Trung Quốc), phía Tây giáp 2 tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang, phía Nam giáp 2 tỉnh Bắc Kạn và Lạng Sơn. Thiên nhiên ban tặng cho Cao Bằng nhiều danh lam, thắng cảnh đẹp như thác Bản Giốc, hồ Thăng Hen; Núi Thủng…
Cao Bằng mùa mưa
Cao Bằng là tỉnh miền núi, biên giới nằm ở vùng Đông Bắc, phía Bắc và Đông Bắc giáp Quảng Tây (Trung Quốc), đường biên giới dài trên 333 km, phía Tây giáp 2 tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang, phía Nam giáp 2 tỉnh Bắc Kạn và Lạng Sơn. Theo chiều Bắc – Nam 80 km (từ xã Đức Hạnh, huyện Bảo Lâm đến xã Quang Trọng, huyện Thạch An). Theo chiều Đông – Tây 170 km (từ xã Lý Quốc, huyện Hạ Lang đến xã Thạch Lâm, huyện Bảo Lâm).
Thiên nhiên ban tặng cho Cao Bằng nhiều danh lam, thắng cảnh đẹp như thác Bản Giốc, hồ Thăng Hen; Núi Thủng…Với sự đa dạng, phong phú về tài nguyên thiên nhiên và một nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc, Cao Bằng là một trong những điểm đến mà Tính rất mong muốn khám phá trong hành trình xuyên Việt của mình.
HÀNH TRÌNH KHÁM PHÁ
Từ Hà Giang, Thanh Tính cùng bạn thân mất 8 tiếng ngồi xe trên quãng đường 250km đến trung tâm thành phố Cao Bằng. Đường đi dài, cộng với địa hình miền núi cheo leo hiểm trở, chốc chốc xe phải dừng lại nhường đường cho xe khác, có đoạn nhìn xuống vực Tính thấy thoát tim. Điều cả hai chàng trai miền Nam không khỏi ngạc nhiên là trên địa hình cao nhưng tay lái bác tài nào cũng thật điêu luyện.
18:00 Mình đến TP. Cao Bằng và di chuyển về Homestay. Mình đặc Eco House homestay qua lời giới thiệu của một người bạn local tại Cao Bằng. Homestay đây vừa mới xây xong rất đẹp, anh chủ nhiệt tình.
21:00 Mình đến phố đi bộ cao bằng để tìm đó ăn. Mình và bạn kêu người một phần bánh cuốn Cao Bằng.
- Ngày 1: TP Cao Bằng - Làng Hương Phia Thắp - Thác Bản Giốc - Chùa Trúc Lâm Bản Giốc - Hồ Bản Viết - Hồ Thang Hen - Núi Mắt Thần - TP Cao Bằng
6h00 Thức dậy và đi ăn sáng chuẩn bị khởi hành. Mình ăn sáng bằng một ổ bánh mì thịt.
7:00 Xuất phát. Quãng đường di chuyển đến thác Bản Giốc lên tới 92km. Nhưng rất may mắn là thời tiết Cao Bằng rất mát mẻ. Đường rất rộng và dễ đi. Cảnh vật xung quanh đường đi rất đẹp nên di chuyển không cảm thấy mệt gì cả.
8:00 Mình đến làng hương Phia Thắp. Cách trung tâm TP Cao Bằng 35km. Ven QL3, từ Cao Bằng đi Trùng Khánh là bản Phia Thắp (xã Quốc Dân, Quảng Hoà) yên bình với những ngôi nhà sàn đặc trưng của người Nùng. 51 hộ dân người Nùng An ở đây vẫn giữ được nghề làm hương sạch, thủ công lâu đời. Họ vẫn chẻ mai bằng tay, vót nhỏ, tròn đều, mặc dù việc này có thể thay bằng máy. Hương Phia Thắp hoàn toàn không dùng hóa chất, bà con vào rừng hái lá cây bầu hắt mọc tự nhiên bên những vách đá, đem về phơi khô, tán nhỏ và dùng làm chất keo kết dính tự nhiên giữa các loại bột với que hương. Chân hương được làm từ tre mây mười có dóng dài hoặc cây mai, vừa thẳng, vừa dẻo lại dễ bắt lửa. Gỗ thông mục được nghiền nát thành bột để tạo màu… Buổi sáng đến đây cảm giác rất bình yên.
10:15 Mình đến Thác Bản Giốc. Thác Bản Giốc nằm ở Đàm Thủy, Cao Bằng, miền Đông Bắc Việt Nam, cách Hà Nội khoảng 335km và trung tâm TP Cao Bằng 85km.Đây là một trong những thác nước nổi tiếng không chỉ ở nước ta mà còn được bạn bè quốc tế biết đến. Nằm trong top 4 thác nước xuyên quốc gia lớn nhất trên toàn thế giới. Khi bước chân đến đây mình phải thốt lên rằng “ Đẹp quá” cứ ngỡ đang lạc vào xứ thần tiên vậy.
12:00 Mình di chuyển đến Chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc. Nằm cách thác Bản Giốc 700m. Chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc thuộc xã Đàm Thủy, Trùng Khánh của tỉnh Cao Bằng. Đây là ngôi chùa đầu tiên được xây dựng tại nơi biên cương Tổ quốc, khánh thành ngày 15/12/2014, rộng khoảng 3ha. Ngôi chùa tựa lưng vào núi Phia Nhằn nên có thể nhìn ngắm toàn cảnh thác Bản Giốc hùng vĩ, núi non điệp trùng từ trên cao. Mình không biết là có được chạy xe lên chùa không nên thôi mình đi bộ lên. Đường đi dốc và khá mệt. Nhớ mua chai nước theo uống.
13:15 Mình đến Hồ Bản Viết. Cách thác Bản Giốc 18km. Bạn nên đi đến Hồn vào sáng sớm hoặc buổi chiều tối. Hồ buổi trưa rất nóng. Hồ Bản Viết Cao Bằng thuộc khu vực 2 xóm Bản Viết, Tân Phong, xã Phong Châu. Đây vốn là một hồ nước nhân tạo có diện tích rộng đến 5 ha. Hồ nước được chia thành 4 nhánh và nằm lọt thỏm giữa những ngọn núi trùng điệp cùng thảm thực vật phong phú, đa dạng.
14:00 Mình đến thị trấn Trùng Khánh ghé vào một quán phở ven đường làm tô phở thập cẩm. Sau đó tiếp tục di chuyển. Trên đường đi thì trời mưa lớn nhưng mình không dừng lại mà mua áo mưa đi tiếp luôn.
15:30 Mình đến Hồ Than Hen. Hồ Thang Hen là một hồ nước ngọt tại xã Quốc Toản, huyện Quảng Hoà, tỉnh Cao Bằng, Việt Nam. Nếu đi từ Hướng TP Cao Bằng. Bạn di chuyển theo hướng quốc lộ 3 khoảng chừng gần 28km . Lúc này bạn sẽ nhìn thấy ngã rẽ bên tay trái là hướng dẫn vào khu du lịch sinh thái hồ Thang Hen. Từ đây bạn tiếp tục di chuyển khoảng gần 4km đường đèo để đến hồ. Vẻ đẹp như tranh vẽ tại hồ Thang Hen luôn gợi cho mình cảm giác thích thú, muốn ngắm nhìn mãi. Non xanh nước biếc rất hữu tình khiến cho bạn chìm đắm trong khung cảnh như cõi tiên. Những đám mây trắng đen bay lơ lửng bao quanh núi làm cho nơi đây càng thêm huyền ảo, bí ẩn. Đặc biệt mình đến ngay lúc mưa nhưng mình không cảm giác ở đây xấu đi. Chính cơn mưa đã tô điểm thêm cho nơi đây nét huyền ảo. Chắc chắn đây là địa điểm không thể bỏ qua.
16:30 Mình Đến Núi Thủng( Núi Mắt thần). Cách Hồ Than Hen Tầm hơn 3km. Nếu đi theo hướng vào Hồ Than Hen thì sẽ đi tới núi Thủng trước. Núi Thủng nằm tại xã Quốc Toản, huyện Trà Lĩnh trong quần thể 36 hồ Thang Hen. Đây là điểm đến nổi bật của công viên địa chất Cao Bằng. Nhờ vẻ đẹp tự nhiên, hiếm có, Núi Thủng còn được nhiều người mệnh danh là "tuyệt tình cốc", ý nói nơi này là chốn "thâm sơn cùng cốc" nhưng cảnh sắc đẹp mê mẩn. Mình như chết lặng trước vẻ đẹp tại nơi đây. Núi Thủng nằm xen kẽ với các núi đá trập trùng, bên dưới được bao bọc bởi những vạt cỏ xanh mượt, uốn lượn tạo nên vẻ đẹp nên thơ, bình yên như tranh vẽ.
18:30 Mình về tới Homestay. sau đó đi ăn Chân gà nướng Hồ Điệp. Nằm tại gầm cầu Bằng Giang, TP. Cao Bằng. Quán này theo bạn mình giới thiệu là quán chân gà nổi tiếng nhất Cao Bằng. Chân gà thơm ngon ăn rất tròn vị. Sau đó mình về lại Homestay nghỉ ngơi.
- Ngày 2: Thành phố Cao Bằng - Khu di tích Pác Bó - Hà Nội
8:00 Vì quá mệt cho chuyến hành trình dài nên hôm nay mình thức hơi trễ. Mình đi ăn sáng tại quán phở chua Cao Bằng. Tô phở chua có hương vị thơm ngon đậm đà của thịt ba chỉ rán, vịt quay, nước sốt chua ngọt, bánh phở dẻo thơm và chút giòn rụm của sợi khoai tây chiên giòn khó cưỡng. quán tên là phở chùa gia truyền Quyên nằm ở đường Kim Đồng, Phường Hợp Giang( Phía phải lối vào chợ Tần), Tp. Cao Bằng.
9:30 Mình đến Khu di tích Pác Bó đây là một khu di tích lịch sử cách mạng quốc gia - đặc biệt của Việt Nam, thuộc bản Pác Bó xã Trường Hà huyện Hà Quảng tỉnh Cao Bằng cách trung tâm thành phố Cao Bằng 45 km về phía Bắc, là điểm đầu của đường Hồ Chí Minh. Tại đây mình tham quan Suối Lê Nin và hang Pác Pó. Nước suối trong xanh có thể nhìn thấy tận đấy. Đây là một điểm đến tham quan du lịch rất hút khách tại Cao Bằng.
11:30 Mình về tới Tp Cao Bằng. Sắp xếp lại đồ trả phòng và đợi xe đến rước di chuyển về lại Hà Nội.
Đi từ Hà Giang bạn có thể chọn nhà xe Hiệp Giang hoặc Ngọc Cường với giá vé 250.000 đồng. Nếu bạn đi từ Hà Nội bạn có thể ngồi xe giường nằm Mai Luy, Ngọc Hà, Thanh Ly, Khánh Hoàn. Giá xe từ 350.000 đồng đến 380.000 đồng. Điểm xuất phát từ bến Mỹ Đình. Nếu đi ô tô riêng hoặc xe máy, thời gian di chuyển tầm 8-10 tiếng, có thể tham khảo hai cung đường thứ nhất: Trung tâm Hà Nội – cầu Thanh Trì – cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên sau đó di chuyển vào địa phận tỉnh Bắc Kạn theo Quốc lộ 3 đến trung tâm thành phố Cao Bằng. Cung đường thứ hai theo QL3 cũ: TP Hà Nội – Thái Nguyên – Bắc Kạn – Hà Giang - Cao Bằng. Lưu ý, đường xá vào mùa mưa có thể khó đi vì trơn trượt, có đoạn sạt lở, nên liên hệ trước nhà xe để biết hướng di chuyển của nhà xe vì các tuyến chưa chắc đã cố định. Tổng chi phí chuyến đi của mình gần 2.500.000 đồng cho 1 người.
Review và ảnh xinh của bạn Nguyễn Thanh Tính (FB)